
“Chúng tôi thấy có nhiều trẻ mới 2 tuổi đã chơi máy tính bảng, trong khi nhiều trẻ 3-4 tuổi mà đã nghiện”, tiến sĩ Fran Walfish, chuyên gia trị liệu tâm lý trẻ em và gia đình ở Los Angeles (Mỹ) nói. Dù không thể phủ nhận tiện ích của công nghệ, nhưng nếu quá lệ thuộc thì hậu quả là chúng sẽ phá hủy sợi dây liên kết giữa con người với thế giới thực tại, luôn nghĩ về một thế giới ảo. Tệ hại hơn nữa chính những đứa con của chúng ta sẽ gánh hậu quả rất nặng khi lệ thuộc vào smartphone. Rất nhiều trường hợp người dùng quá lệ thuộc vào smartphone rơi vào trạng thái căng thẳng, bứt rứt hay bất an, buồn chán, béo phì, ngại giao tiếp ở trẻ…

Tại Mỹ, các bác sĩ thường khuyên chỉ nên cho trẻ trên 2 tuổi xem Tivi tối đa một tiếng mỗi ngày, còn trẻ dưới 2 tuổi nên cấm hoàn toàn. Tuy rằng sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những sản phẩm Tivi thân thiện với mắt người xem, nhưng nếu xem quá nhiều chúng ta sẽ phải gánh những hậu quả khôn lường. Hơn nữa điều đó không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn tác động đến phát triển trí não, hình thành nhân cách, tính cách của trẻ. Đặc biệt là trong Giai đoạn vàng 0 đến 6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm thay vì dùng smartphone để giao tiếp với con.
Đối với con trẻ, khi quá lệ thuộc vào smartphone con sẽ rơi vào tình trạng dễ nổi nóng, gây nghiện, không gần gũi với cha mẹ, liên kết thần kinh không bền vững và không gắn với thực tế, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tăng nguy cơ tâm thần hoặc những ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào. Vì thế mà không còn khó hiểu khi mà tỉ lệ tội phạm đang ngày càng trẻ hoá.
Điện thoại thông minh và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ điều gì chúng muốn chỉ với những nút bấm, thanh trượt. Nó không dạy chúng điều độ, có điểm dừng hay kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để thử thách chính mình, và điều đó sẽ dẫn đến gây nghiện. “Một trong những điều tuyệt vời mà công nghệ mang lại là luôn có một cái gì đó mới để bạn có thể làm, chơi và đó là gần như vô hạn”, tiến sĩ Gary Small, một giáo sư về tâm thần học nói. “Vì lý do đó rất, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng”.
Nhiều cha mẹ sẽ đưa điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để làm trẻ yên lòng khi chúng đang có cơn giận, tuy nhiên điều đó không phải là một ý tưởng hay. “Nếu các thiết bị này trở thành phương pháp chủ yếu để làm dịu và đánh lạc hướng con trẻ, chúng có thể sẽ phát triển các cơ chế tự điều chỉnh, khiến tính cách trẻ càng khó bảo hơn”, bác sĩ Jenny Radesky nói.
Tại Anh, Đại học Boston đã nghiên cứu và cho biết rằng, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.
Ngoài ra, điện thoại thông minh và máy tính bảng sẽ làm giảm khả năng giao tiếp và tăng nguy cơ tâm thần. Khi nói chuyện với một người, bạn có thể thấy những biểu hiện trên khuôn mặt họ, như nỗi đau, niềm vui, những trăn trở. Nhưng nếu bạn nói chuyện trực tuyến, bạn chẳng thể nhận ra được âm vực, ngôn ngữ cơ thể, những biểu hiện trên khuôn mặt và thậm chí cả những kích thích tố phát ra trong khi giao tiếp mặt đối mặt.

Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực internet). Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình. Theo các chuyên gia, quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.
Ngày nay, sự xuất hiện như vũ bão của những chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng càng khiến những tác hại xấu trở nên tệ hại hơn. Không còn xa lạ cảnh cả gia đình trong một căn phòng mỗi người ôm một chiếc điện thoại ngồi một góc nhà không ai nói với ai câu nào, và thế là một buổi tối của gia đình trôi qua, trước khi ngủ nói với nhau vài câu thế là kết thúc một ngày. Bố mẹ thì bận rộn với chat chit, con cái thì bận rộn với games, với phim hoạt hình….
Là bậc làm cha mẹ ai cũng muốn con mình phát triển và có tương lai tươi sáng, tuy nhiên, chăm sóc con sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Để con sống một cuộc sống lành mạnh trước tiên cha mẹ phải làm gương. Vậy, làm sao để làm gương cho con cái “cai nghiện” smartphone? Mababi sẽ đề cập trong bài sau.
Để không bỏ lỡ Giai đoạn vàng phát triển của con, hãy gọi ngay 0422 177 779 để đăng ký học thử và được chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí.
MABABI – HIỀN TÀI TỪ TRONG NÔI